Nhóm Vi sinh thủy sản

Giới thiệu chung

 

Ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay hướng tới mục tiêu phát triển bền vững với ba tiêu chí sạch, xanh và đạo đức (clean, green, and ethical – CGE). Trong CGE, “sạch” là việc giảm thiểu hoặc ngưng sử dụng các chất hóa học tổng hợp (kháng sinh, hormone, và thuốc) nhằm giảm sự xuất hiện các vi khuẩn kháng kháng sinh; “xanh” tập trung vào việc giảm tác động đến môi trường; và “đạo đức” đề cập đến những cải thiện phúc lợi cho động vật và con người. Để hạn chế hoặc ngăn ngừa sự phụ thuộc kháng sinh/hóa chất theo CGE, một số biện pháp thay thế được đưa ra (vaccine, probiotics, …)

Trong số đó, các chiết xuất thực vật ngày càng chứng minh vai trò quan trọng trong nền công nghiệp dược phẩm như một giải pháp an toàn sinh học thay thế các thuốc hóa học tổng hợp. Nhiều chiết xuất với hoạt tính sinh học cao có khả năng kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm, kháng ký sinh trùng, kháng stress, tăng cường miễn dịch, kích thích tăng trưởng, và thành thục sinh dục trên động vật thủy sản. Bên cạnh đó, các chiết xuất thực vật có thêm nhiều ưu điểm với giá thành rẻ, dễ chuẩn bị, dễ hấp thu, ít tác dụng phụ và không nguy hại cho môi trường, vật nuôi và con người trong quá trình phòng trị bệnh.

Trên cơ sở đó, nhóm Vi sinh Thủy sản tập trung việc sàng lọc và nghiên cứu hoạt tính của các chiết xuất thực vật thu nhận tại Việt Nam và ứng dụng vào quy trình sản xuất thức ăn thủy sản sẽ mang đến nhiều triển vọng cho lĩnh vực kinh tế và chăm sóc sức khỏe…

 

 

Định hướng nghiên cứu

 

1. Hoạt chất tự nhiên: sàng lọc, tách chiết, và khảo sát thử nghiệm các hợp chất từ nguồn thực vật/dược liệu tự nhiên có hoạt tính kháng oxy hóa, kháng ung thư và kháng viêm qua mô phỏng in silico, qua các đường truyền tín hiệu tế bào in vitro (cell signaling) và các thử nghiệm trên mô hình động vật, chuột in vivo… bằng một số phương pháp:

  • Phương pháp phân lập các hợp chất: Việc phân tích, phân tách các phần dịch chiết từ thực vật được thực hiện bằng các phương pháp sắc ký khác nhau như sắc ký lớp mỏng (TLC), sắc ký lớp mỏng điều chế (PTLC), sắc ký cột thường (CC), sắc ký cột pha đảo, và sắc ký ray phân tử….
  • Phương pháp xác định cấu trúc hóa học: Phương pháp chung để xác định cấu trúc hóa học các hợp chất là sự kết hợp xác định giữa các thông số vật lý với các phương pháp phổ, như phổ khối lượng (MS), phổ cộng hưởng từ nhân (NMR)…
  • Phương pháp đánh giá hoạt tính sinh học: sàng lọc hoạt tính gây độc tế bào in vitro, đánh giá hoạt tính kháng viêm, đánh giá sự biểu hiện gene, mức độ biểu hiện genes/proteins mục tiêu…
  • Phương pháp sàng lọc in silico – mô phỏng tương tác phân tử (molecular docking): cấu hình ba chiều (3D) của các phân tử sẽ được thiết kế và chỉnh sửa bằng thuật toán và phần mềm chuyên biệt…

 

2. Vi sinh bệnh học ở động vật thuỷ sản, và ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi thuỷ sản, với các hướng:

  • Các nghiên cứu về vi sinh gây bệnh trên động vật thủy sản, các phương pháp chẩn đoán chẩn đoán, phòng và trị bệnh ở thuỷ sản như: phát hiện mầm bệnh trên tôm và cá bằng kỹ thuật PCR, RT-PCR,….
  • Chẩn đoán, phân lập, định danh mầm bệnh trên tôm cá bằng kỹ thuật mô học, phương pháp sinh hóa, KIT, nhuộm hóa mô học,..
  • Phòng trị và quản lý bệnh hiệu quả (khảo sát các chất tăng cường miễn dịch cho tôm cá nuôi, các hợp chất tự nhiên dần thay thế kháng sinh, probiotic,…) trên mô hình cá giống tại phòng thí nghiệm, quy mô pilot, và trang trại nuôi…

 

 

Hình 1. Mô hình nuôi cá trong phòng thí nghiệm

 

Hình 2. Dự án thí điểm trồng rau-nuôi cá quy mô pilot

 

Hình 3. Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao ở miền Tây, Việt Nam

 

 

Cơ cấu nhân sự

 

 

TS. Phạm Thị Hải Hà

Chuyên viên nghiên cứu kiêm Giảng viên

CN. Trần Kiên Cường

Nhân viên nghiên cứu khoa học

Email:tkcuong@ntt.edu.vn

 

Thông tin liên hệ: pthha@ntt.edu.vn