Hoạt động viện

Về nghiên cứu khoa học cơ bản, Viện Kỹ thuật Công nghệ cao NTT (Viện CNC) đã chủ trì hơn 10 đề tài NAFOSTED cơ bản, công bố hơn 200 bài báo khoa học trong các tạp chí ISI trong nhiều lĩnh vực, trong đó có những bài báo nằm trong Nature Index hay có chỉ số ảnh hưởng >10. Về nghiên cứu ứng dụng, Viện CNC chủ trì 01 đề tài NAFOSTED tiềm năng, nhiều dự án cấp tỉnh-thành phố, và hợp tác với doanh nghiệp. Viện CNC đang hợp tác với nhiều cơ sở nghiên cứu trong nước (Đại học Quốc gia, Viện Pasteur, Viện Hàn Lâm Khoa học Việt Nam, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, v.v.) và ngoài nước (Đại học Padova, Italy; Đại học California-Los Angeles, Mỹ; Đại học Quốc gia Chonbuk, Hàn Quốc (CBNU); Viện Vật lý ứng dụng Mâcu; Đại học KAUST, Arab Saudi, Đại học Quốc Gia Singapore v.v.). Viện cũng đang triển khai các công nghệ kết hợp với các doanh nghiệp trong nước (Công ty VITEC Saigon, Tập đoàn Minh Phú, Công ty Trình Nhi, Công ty môi trường Hùng Phương, v.v.) và ngoài nước (Các công ty Sigetronics, NewTech Wave, CMD Soil, và TEAMs ở Hàn Quốc). Một trong những dự án điển hình là việc sản xuất và ứng dụng các chủng vi tảo sinh astaxanthin và DHA trong thủy sản, đã được triển khai thành công, tạo tiền đề cho sự phát triển của một công ty spin-off (Hi-Tech Care JSC).

Bảng tổng hợp mức độ đầu từ tài chính, tài lực của Viện Kỹ thuật Công nghệ cao NTT

Các phòng thí nghiệm

Phòng thí nghiệm sinh học phân tử và tế bào

Với hệ thống máy móc hiện đại trong lĩnh vực sinh học, cùng với đội ngũ chuyên viên nghiên cứu có trình độ cao, phòng thí nghiệm sinh học phần tử đáp ứng được những nhu cầu nghiên cứu khoa học khắt khe, đòi hỏi sự chính xác cao và giải quyết được những vấn đề, thử thách trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Đây là một trong những phòng thí nghiệm trọng điểm của Viện CNC.

Phòng nuôi cấy tế bào động vật được xây dựng riêng biệt theo tiểu chuẩn phòng sạch được trang bị hệ thống màng lọc HEPA và hệ thống áp suất dương phù hợp với mục đích nuôi cấy tế bào động vật, hạn chế tối đa lây nhiễm vi sinh. Các thiết bị như tủ an toàn sinh học cấp II, tủ ấm CO2 và kính hiển vi soi ngược (kèm theo camera) là các thiết bị thường quy của phòng sạch. Tế bào được lưu trữ trong bình Ni-tơ lỏng cho mục đích lưu trữ lâu dài.

Phòng thí nghiệm phân tích

Phòng thí nghiệm phân tích có các hệ thống thiết bị HPLC, GC/MS và HPAEC giúp phân tích các hợp chất thiên nhiên. Ngoài ra, phòng còn có các thiết bị phân tích điện hóa, các hệ cảm biến phân tích UV và các hợp chất hữu cơ bay hơi.

Phòng thí nghiệm vi tảo

Phòng thí nghiệm vi tảo có các hệ thống nuôi vi tảo ở quy mô nhỏ và các hệ photobioreactor quy mô pilot, các dụng cụ cần thiết để nghiên cứu các điều kiện nuôi cấy (ánh sáng, nhiệt độ, các thành phần chất tan trong môi trường nuôi cấy v.v.).

Phòng thí nghiệm xử lý khí và nước

Phòng thí nghiệm xử lý khí và nước được đầu tư một phần bởi các đối tác Hàn Quốc (Đại học Quốc gia Chonbuk, công ty NewTech Wave). Chúng tôi phát triển các hệ thống xử lý khí và nước trên cơ sở đèn LED UVC và các hệ xúc tác quang hóa, ứng dụng trong nhiều lĩnh vực dân dụng, y tế (phòng mổ), công nghiệp (phòng sạch), môi trường, nông nghiệp. Ngoài ra, các công nghệ cấp khí nanobubble cũng được nghiên cứu cho xử lý nước và cấp khí cho các hệ nuôi trồng thủy sản và nuôi tảo. Bên cạnh đó, các kỹ thuật lọc mới cũng đang được phát triển cho hệ nuôi trồng thủy sản ở quy mô nhỏ tới quy mô sản xuất.

Phòng chế tạo thiết bị

Phòng chế tạo thiết bị có các dụng cụ cơ khí và điện tử để phát triển các hệ thiết bị và cảm biến.