Hoạt tính kháng sinh là một trong những hoạt tính sinh học phổ biến nhất được tìm thấy ở nhiều hợp chất trong tự nhiên. Mặc dù vậy, không phải hợp chất kháng sinh nào cũng có thể ứng dụng hiệu quả trong thực tế. Kháng sinh được phát hiện ra từ 100 năm trước và vẫn có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh truyền nhiễm ngày nay, nhưng mặt trái của sử dụng kháng sinh là sự hiện tượng kháng kháng sinh (antimicrobial resistance – AMR) của vi sinh vật làm phức tạp quá trình điều trị và tăng nguy cơ tử vong do nhiễm trùng của bệnh nhân. Chính vì thế, các giải pháp thay thế, bổ trợ cho kháng sinh cần liên tục nghiên cứu, tìm kiếm. Được thành lập vào tháng 10/2018, nhóm nghiên cứu Hợp chất & Cơ chế Kháng sinh có nhiệm vụ chính là thực hiện các nghiên cứu sàng lọc, tìm kiếm và thiết kế các hợp chất và cơ chế kháng sinh có khả năng ứng dụng thực tế dựa trên các nguồn hợp chất thiên nhiên, tổng hợp hóa học và sinh học. Hoạt tính kháng sinh được đánh giá bằng các phương pháp vi sinh truyền thống cũng như sử dụng các xét nghiệm sinh học phân tử mới, kết hợp nghiên cứu in silico để tìm ra các hợp chất với hoạt tính kháng sinh hiệu quả và hạn chế khả năng hình thành AMR.
Định hướng nghiên cứu
1. Các hướng nghiên cứu chính của nhóm bao gồm:
Sàng lọc, nghiên cứu hoạt tính kháng sinh của các hợp chất thiên nhiên và peptide kháng sinh
Sàng lọc, định danh, mô tả các vi sinh vật hình thành khả năng kháng kháng sinh
Phát triển các vật liệu kháng khuẩn
Nghiên cứu cơ chế, thiết kế peptide kháng sinh bằng mô phỏng động lực học
Nghiên cứu quá trình tiến hóa thích nghi với áp lực kháng sinh của vi khuẩn
Nghiên cứu các cơ chế kháng kháng sinh và đảo ngược kháng kháng sinh
2. Các hướng nghiên cứu khác:
Sinh học kiến tạo (sinh học tổng hợp, synthetic biology) ứng dụng trong vi sinh học phân tử
Sinh tổng hợp protein/peptide tái tổ hợp
Phát triển các phương pháp xét nghiệm phân tử nhanh tầm soát bệnh truyền nhiễm hoặc sinh vật chuyển gen
Công nghệ vi sinh thực phẩm
Công nghệ vi sinh môi trường
Cơ cấu nhân sự
TS. Bùi Lê Minh
TRưởng nhóm nghiên cứu, Trưởng ngành Công nghệ sinh học